Tình trạng hiện tại Voyager_1

Vị trí và các quỹ đạo phóng của tàu vũ trụ Pioneer và Voyager, ở thời điểm ngày 4 tháng 4 năm 2007. Lưu ý chiều dài các đường quỹ đạo không chính xác.

từ Mặt trời ở cùng điểm, ở thời điểm năm 2006 nó ở khoảng cách chưa tới 90 AU từ Mặt trời và đang tiếp cận tới điểm cận nhật ở khoảng cách 76 AU.[27][28])

Ở khoảng cách trên, sóng ánh sáng hay radio, cả hai đều ở dạng bức xạ điện từ và truyền đi với tốc độ 299.792,5 kilômét trên giây (tốc độ ánh sáng), mất 15,5 giờ để đi từ Voyager 1 tới Trái Đất.[29] Như một cơ sở để so sánh, Mặt Trăng ở khoảng cách khoảng 1,4 giây ánh sáng từ Trái Đất; Mặt trời ở xấp xỉ 8,5 phút ánh sáng; Sao Diêm Vương ở xấp xỉ 4,5 giờ ánh sáng;[30] Các vật thể ngoài Sao Hải Vương 2006 SQ372viễn nhật cách khoảng 12,3 ngày ánh sáng; và ngôi sao gần nhất cách 4,22 năm ánh sáng.

Ở thời điểm ngày 9 tháng 10 năm 2009, Voyager 1 đang di chuyển với tốc độ 17.078 kilômét trên giây so với Mặt trời (3,6 AU trên năm hay 61,600 km/h hay 38,400 dặm trên giờ), khoảng 10% nhanh hơn Voyager 2. Ở thời điểm ngày 10 tháng 10 năm 2008, Voyager 1 di chuyển với tốc độ 17,097 kilô mét trên giây so với Mặt trời (giảm 19 m/s trong một năm, vì lực hấp dẫn của Mặt trời). Ngày 29 tháng 1 năm 2010 tàu vũ trụ có tốc độ xấp xỉ 17.073 km/giây.

Ngày 19 tháng 11 năm 2015, Voyager 1 sẽ ở khoảng cách 133.15 đơn vị thiên văn từ Mặt trời. Thông tin khá chính xác liên quan tới vị trí của nó có tại tờ báo này của NASA với các toạ độ nhật tâm của cả hai tàu vũ trụ cho tới năm 2015.

Voyager 1 không hướng về bất kỳ ngôi sao cụ thể nào, nhưng vào khoảng 40,000 năm nó sẽ vượt qua trong khoảng 1.6 năm ánh sáng ngôi sao AC+79 3888 trong chòm sao Camelopardalis bởi AC+79 3888 đang đi về phía Hệ mặt trời với vận tốc khoảng 119 kilômét trên giây.[16]

Ngày 31 tháng 3 năm 2006, những người chơi radio nghiệp dư từ AMSATĐức đã theo dõi và thu nhận sóng radio từ Voyager 1 bằng đĩa ăng ten 20m tại Bochum với kỹ thuật tích hợp dài. Dữ liệu của nó đã được kiểm tra và xác nhận so với dữ liệu từ trạm Deep Space Network tại Madrid, Tây Ban Nha.[31] Đây được cho là lần thán sát đầu tiên như vậy với Voyager 1.

Ở thời điểm tháng 5 năm 2008, Voyager 1 ở góc nghiêng 12.45° và 17.125 giờ lên thẳng, khiến nó đang ở trong chòm sao Ophiuchus khi quan sát từ Trái Đất. NASA tiếp tục việc thám sát hàng ngày của họ với Voyager 1 bằng Deep Space Network của mình. Mạng lưới này đo đạc cả độ cao và góc phương vị của sóng radio tới từ Voyager 1, và nó cũng đo khoảng cách từ Trái Đất tới Voyager 1 bằng cách đo thời gian trễ giữa các tin hiệu radio từ và tới Voyager 1. Sau đó, với khoảng thời gian trễ đó, nhân với tốc độ ánh sáng sẽ được khoảng cách một chiều..

Ngày 20 Tháng 3, năm 2013, Voyager-1 được thông báo là vật thể đầu tiên do con người chế tạo rời khỏi Hệ mặt trời.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Voyager_1 http://cnn.com/2005/TECH/space/05/25/voyager.space... http://cnn.com/2006/TECH/space/05/23/voyager.2/ind... http://edition.cnn.com/2003/TECH/space/11/05/voyag... http://www.heavens-above.com/solar-escape.asp http://hypertextbook.com/facts/1997/PatricePean.sh... http://forum.nasaspaceflight.com/index.php?action=... http://www.youtube.com/watch?v=2pfwY2TNehw http://adsabs.harvard.edu/abs/1987IAUS..117...39C http://pluto.jhuapl.edu/news_center/news/081706.ph... http://nssdc.gsfc.nasa.gov/nmc/spacecraftDisplay.d...